Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ phòng khám Nha Khoa

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế suất thuế giá trị gia tăng gồm 03 mức khác nhau: 0%, 5% và 10%.


Kính chào luật sư, hiện tại công ty em đang làm kế toán là công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ nha khoa. Hoạt động cụ thể của công ty là chuyên về tư vấn, nhổ, trồng, điều trị răng các loại. Đây là hoạt động thường ngày của công ty. Ngoài ra em thấy trong giấy phép của công ty không có đăng ký ngành hoạt động dịch vụ nha khoa mà đăng ký ngành sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng là ngành chính. Luật sư cho em hỏi là hoạt động kinh doanh và ngành nghề đăng ký như vậy có ảnh hưởng gì hay không. Và cho em hỏi là mức thuế suất thuế gtgt áp dụng cho công ty em là bao nhiêu phần trăm ạ. Em chân thành cảm ơn. Mong nhận được giải đáp của luật sư ạ.
Người gửi : Võ Thị Thúy A
1. Căn cứ pháp lý
– Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế:
– Căn cứ điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
– Căn cứ điều 4 thông tư số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định.
2. Nội dung tư vấn
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau:
Thứ nhất, công ty bạn đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng không kinh doanh trên toàn bộ số ngành nghề đó mà chỉ kinh doanh một số ngành nghề thì pháp luật không cấm điều này nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, về thuế suất thuế GTGT về hoạt động cung ứng dịch vụ nha khoa chúng tôi xin chia thành 2 trường hợp:
1. Dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng thuộc đối tượng không chịu thuế có quy định tại khoản 9 điều 5 như sau:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi.
2. Bạn cung ứng dịch vụ thẩm mỹ
Nếu bạn cung ứng dịch vụ thẩm mĩ răng miệng, thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10% như các mặt hàng thông thường.
3. Chi tiết ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chịu thuế
Phòng khám nha khoa, răng hàm mặt cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh về răng miệng như: khám răng, nhổ răng, nội nha thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Phòng khám cung ứng dịch vụ thẩm mỹ răng miệng: tẩy trắng răng, chỉnh nha, niềng răng, gắn đá thì dịch vụ này thuộc trường hợp chịu thuế suất 10%.
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế:
– Điều 4 khoản 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về thuế GTGT
—-> Theo đó:
– Dịch vụ khám chữa bệnh nha khoa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, số thuế giá trị đầu vào sử dụng cho dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng không được kê khai, khấu trừ.
– Dịch vụ nội nha, gắn răng giả, cạo vôi răng, chữa viêm nướu, nhổ răng, trám răng, chữa tủy thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
– Trường hợp gia công răng giả cho khách hàng (mặt hàng răng giả thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) thì khi Công ty thực hiện hoạt động gia công răng giả cho khách hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
– Trường hợp Công ty chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì vẫn phải nộp Tờ khai thuế
– Thiết bị, dụng cụ y tế: tại điểm 1 khoản 2 Điều 8 Luật Thuế GTGT và khoản 11 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Mặt hàng thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp… và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế được hưởng mức thuế suất thuế GTGT 5%
Chi tiết :
1.Công văn 38125/CT-HTr ngày 8/6/2016 Chính sách thuế giá trị gia tăng dịch vụ gia công răng giả.

2.Công văn số 804/CT-TTHT ngày 27/1/2016 của Cục Thuế TP. HCM về thuế GTGT.
3.Công văn 3696/HQHCM-TXNK ngày 16/10/2014 thuế suất thuế giá trị gia tăng ghế khám chữa bệnh nha khoa Hồ Chí Minh.
4.Công văn 1004/TCT-CS ngày 25/3/2019 vướng mắc về chính sách thuế GTGT.
4. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%
Căn cứ Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa xuất khẩu gồm:
– Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu.
– Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế.
– Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam.
– Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam.
– Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài.
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
+ Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu gồm:
– Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng.
Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí. Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở
Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan).
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản thuộc trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa.
– Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
– Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan).
– Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành.
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng.
+ Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.
5. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 10%
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không không thuộc trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng, chịu thuế 0%, 5%.
Các mức thuế suất 5%, 10% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Ví dụ:
– Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
– Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất giá trị gia tăng khác nhau phải khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế giá trị gia tăng tại biểu thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục diểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Trường hợp mức thuế giá trị gia tăng áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.
Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0388.255.232
Chat zalo
Gọi điện